thumbnail

Bạn nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm

    Ăn gừng, chanh, giấm táo... để phòng và thải độc tố; uống trà bạc hà, ăn canh gà phục hồi năng lượng sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất kỳ thời điểm nào. Nếu tình trạng ngộ độc nặng, bạn có thể phải nhập viện và nhờ các bác sĩ can thiệp. Nếu nhẹ, cơ thể bạn tự đào thải và khỏi trong vòng 2 ngày.  Bạn nên thử một số cách tự nhiên để thải độc và phục hồi khi bị ngộ độc thực phẩm.

Có một số biện pháp khắc phục ngộ độc thực phẩm rất dễ dàng. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn để điều trị ngộ độc, theo Boldsky.


Bạn nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm - 1
Bạn nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm - 1

Gừng

Ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và cảm giác khó chịu. Một tách trà gừng chắc chắn sẽ có thể làm dịu các triệu chứng đó và ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Bạn cũng có thể ngậm một lát gừng trong miệng để ngăn buồn nôn. 

Chanh

Để diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, bạn có thể dùng chanh. Các thành phần có trong tranh giúp chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus trong chanh sẽ hỗ trợ cơ thể khi bị ngộ độc. Bạn có thể nhâm nhi nước chanh ấm nhiều lần để làm sạch hệ thống của bạn.

Giấm táo

Để giảm thiểu các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm ngay lập tức, bạn hãy nghĩ đến giấm táo.Với tác dụng kiềm, giấm táo có thể giết chết các vi khuẩn và làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa của bạn. Trộn 2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước nóng và uống nó trước khi ăn.


Bạn nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm - 2
Bạn nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm - 2

Húng quế

Thảo mộc này là một trong những biện pháp tốt nhất đối với ngộ độc thực phẩm. Với những đặc tính kháng khuẩn như vậy sẽ tiêu diệt vi sinh vật và làm bớt đi khó chịu ở bụng. Hãy tiêu thụ nước ép húng quế và thêm một chút mật ong rồi uống nhiều lần trong ngày.

Chuối

Chuối là một nguồn giàu kali, chữa nôn và buồn nôn hiệu quả. Bên cạnh đó, tiêu thụ chuối vào thời điểm này sẽ giúp dễ tiêu hóa. Ngoài ra, tiêu thụ chuối cũng giúp phục hồi năng lượng của bạn. 

Tỏi

Với tính chất kháng khuẩn đồng thời kháng nấm và các đặc tính kháng virus, tỏi được cho là một trong những loại thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm. Nó cứu trợ triệu chứng tiêu chảy và giảm đau bụng. Ăn một tép tỏi mỗi ngày, trên một dạ dày trống rỗng để hỗ trợ cơ thể khi bị ngộ độc.

Sữa lạnh

Sữa lạnh cũng là một trong những cách phục hồi ngộ độc thực phẩm. Nó không chỉ giúp làm dịu dạ dày bị rối loạn mà còn làm giảm nôn và cảm giác buồn nôn.


Bạn nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm - 3
Bạn nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm - 3
 ==> Xem Thêm:
Hạt thì là

Loại hạt này có đặc tính kháng sinh chống lại các vi khuẩn cứng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Đun một ít hạt thì là và thêm vào chút muối trắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một muỗng cà phê nước ép rau mùi và tiêu thụ hai lần trong ngày.

Trà bạc hà

Cơn đau bụng và chuột rút khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu. Trong trường hợp này, trà bạc hà sẽ cứu trợ bạn. Uống từng ngụm trà nhỏ trong ngày sẽ giúp thư giãn các dây thần kinh và hệ thống của bạn.

Canh gà

Sau khi ngộ độc thực phẩm, bạn cần thực phẩm này có thể phục hồi năng lượng. Đây là một trong những cách tốt nhất để phục hồi sau khi ngộ độc thực phẩm.


Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt !

Xem thêm các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe : Tại Đây !

Website: SixPluss.vn
thumbnail

Kiêng kỵ trong ăn uống với người mắc sỏi thận

    Người bị sỏi thận nên uống thật nhiều nước và sinh tố, giảm lượng protein, đường, hạn chế các loại nước giải khát có ga, cà phê, trà đậm đặc, bia, rượu.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiết niệu - sinh dục phổ biến thứ ba sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Sỏi thận là một khối cứng phát triển từ các tinh thể riêng biệt trong nước tiểu của đường tiết niệu.

Thông thường, nước tiểu có chứa hóa chất ngăn chặn các tinh thể hình thành. Tuy nhiên, ở một số người, việc ngăn chặn các tinh thể này không có hiệu quả, dẫn đến hình thành sỏi trong thận. Nếu các tinh thể còn nhỏ sẽ di chuyển thông qua đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu nên không mấy người để ý.


Kiêng kỵ trong ăn uống với người mắc sỏi thận - 1
Kiêng kỵ trong ăn uống với người mắc sỏi thận - 1

Các triệu chứng của sỏi thận

- Đau dữ dội, thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, có khi đau cả ra hông, lưng, cảm giác buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ thường gặp ở những trường hợp sỏi kích cỡ vừa hoặc lớn nhưng nằm ở bể thận.

- Tiểu ra máu là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu máu.

- Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt hoặc có mủ xảy ra khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.

- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, có mủ là dấu hiệu của tình trạng viêm thận - bể thận cấp.

- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu như tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Vị trí hình thành sỏi thận.


Kiêng kỵ trong ăn uống với người mắc sỏi thận - 2
Kiêng kỵ trong ăn uống với người mắc sỏi thận - 2

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

- Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước, sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4 g mỗi ngày). Khi đó thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa dẫn đến hình thành sỏi.

- Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu như thịt, gan, cật, rượu đỏ hoặc nhiều axit oxalic như thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ cũng làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.

 ==> Xem Thêm:
- Sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu (u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến) hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông và làm ứ đọng nước tiểu hình thành sỏi.

- Sỏi thận có thể hình thành do nhiễm khuẩn đường tiểu như viêm thận, bàng quang, niệu đạo. Sỏi bàng quang, niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng dẫn đến nhiễm khuẩn thận, từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.

- Ngoài ra, một số bệnh về máu, bệnh gút sẽ dẫn đến sỏi thận.

Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu nhất định. Do đó bệnh nhân cần nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D, khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.

Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy đau. Cơn đau thường khởi đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nếu thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.

Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt !

Xem thêm các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe : Tại Đây !


Website: SixPluss.vn
thumbnail

Lợi ích của thực phẩm organic với sức khỏe

    Các sản phẩm hữu cơ chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, vitamin cùng dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Sản phẩm organic đang được ưa chuộng như một giải pháp cân bằng giữa chất và lượng trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Một bữa ăn ngon không chỉ đơn thuần được đánh giá qua màu sắc, hương vị mà còn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Thực phẩm organic được chăm sóc, nuôi trồng trong môi trường tự nhiên, không có sự tác động của hóa chất, thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng…

Lợi ích của thực phẩm organic với sức khỏe
Lợi ích của thực phẩm organic với sức khỏe

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM chia sẻ: “Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, tiêu chuẩn organic đạt chất lượng cao cấp nhất hiện nay. Các sản phẩm này được kiểm định, đánh giá kỹ, đảm bảo chất lượng tối ưu, giàu dinh dưỡng tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ người sử dụng”.

Theo Tiến sĩ Hạnh, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thực phẩm organic có giá trị dinh dưỡng cao. Đại học California, Davis công bố kết quả cà chua hữu cơ có hàm lượng phytochemicals và vitamin C cao hơn sản phẩm trồng theo cách thông thường.

Ngoài ra, nhờ cách nuôi trồng hữu cơ nên thực phẩm organic mang đến các lợi ích như: hàm lượng nitrate ít hơn (từ phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…); tươi lâu, hương vị đậm đà, thơm ngon. Nó cũng giúp bảo vệ môi trường nhờ cách chăm sóc tự nhiên. Đặc biệt, bò được nuôi theo tiêu chuẩn organic sẽ cho sữa hữu cơ không có hóa chất và mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

 ==> Xem Thêm:
Các thực phẩm organic được kiểm định và chứng nhận bởi những tổ chức uy tín trên thế giới như USDA - Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đây là một trong những chứng nhận organic hàng đầu thế giới. USDA đã đánh giá và cấp chứng nhận cho các sản phẩm đến từ hơn 31.000 doanh nghiệp, nông trại trên thế giới trong gần 15 năm.

Vinamilk là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam cho ra đời sữa tươi organic theo tiêu chuẩn USDA Mỹ. Sản phẩm sử dụng nguồn sữa từ những con bò được nuôi thả trong môi trường tự nhiên và chăm sóc theo tiêu chuẩn 3 không. Theo đó, thức ăn cho bò không sử dụng hạt giống biến đổi gene mà được trồng theo quy trình organic. Quá trình chăm sóc không sử dụng hormone tăng trưởng, thậm chí không chịu sự can thiệp của các loại hoá chất trong thời gian ít nhất là một năm. Thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và phân bón hoá học cũng không được sử dụng trong suốt thời gian trồng cỏ và các thức ăn cho đàn bò.


Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt !

Xem thêm các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe : Tại Đây !

Website: SixPluss.vn
thumbnail

5 loại rau củ giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày

     Cà chua, bông cải xanh, củ dền, ngô và củ cải trắng đều chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe như vitamin, canxi...

Ẩm thực Việt Nam rất chú trọng đến việc sử dụng rau xanh trong chế biến món ăn. Mỗi loại đem lại một vị khác nhau. 5 trong số những loại rau củ dưới đây được nhiều chị em nội trợ yêu thích, thường xuyên sử dụng.

Cà chua

Một trong những loại rau quả thơm ngon và bổ dưỡng nhất là cà chua. Nó xuất hiện trong món ăn ở mọi quốc gia. Với màu đỏ cam, vị chua dịu cùng ngọt nhẹ nhàng đặc trưng, đây là một loại thực phẩm thường được sử dụng trong các món xào, nấu canh, hoặc ăn sống cùng rau trộn. Cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe như kali (điều tiết huyết áp), canxi (tốt cho xương), vitamin A và C (chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và tốt cho thị giác). Ngoài ra, vỏ quả này cũng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng và chất xơ tốt cho tiêu hóa. Vì vậy nên ăn cà chua cả vỏ nếu có thể.

5 loại rau củ giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày - 1
5 loại rau củ giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày - 1

Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Đây cũng là một loại rau quen thuộc mang vị ngọt thanh đặc biệt cùng nhiều chất xơ và vi chất quan trọng. Vị ngọt của bông cải khiến nó là sự lựa chọn lý tưởng cho món canh và xào, đặc biệt dùng làm nguyên liệu để nấu nước dùng thơm ngon cho các món chay. Bông cải xanh chứa nhiều protein và carbonhydrate cung cấp năng lượng, sắt giúp tái tạo hồng cầu máu. Ngoài ra, nó cũng có kali, chất xơ, vitamin A và C giúp tăng cường tiêu hóa, chống lão hóa, hỗ trợ miễn dịch và cải thiện trí nhớ.

Củ dền

Loại thực phẩm này vị ngọt, nhiều dinh dưỡng. Củ dền có thể giúp tạo ra một món canh với màu sắc bắt mắt và ngon miệng. Ngoài ra nước ép củ dền tươi còn chứa nhiều sắt, ma-giê, phốt-pho, chất xơ, vitamin A, C, B1, B2 và B6. Loại củ này có công dụng làm đẹp da, cân bằng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và thiếu máu, trị loét dạ dày và xơ vữa động mạch.

5 loại rau củ giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày - 2
5 loại rau củ giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày - 2
 ==> Xem Thêm:
Ngô

Ngô giàu dưỡng chất, ngọt bùi béo ngậy cùng màu vàng ươm hấp dẫn. Nó được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như luộc, salad, nấu cháo, làm chè. Ngoài ra, phần lõi còn có thể ninh thành nước dùng cho món chay. Sữa ngô là một loại thức uống hợp khẩu vị. Là một loại ngũ cốc giàu carbonhydrate và chất xơ, ngô còn chứa nhiều sinh tố tự nhiên nhóm B như B1, B2, B6, Niacin, protein, chất béo thực vật và can-xi. Chúng có tác dụng kích thích tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe cho người già và người bệnh.

Củ cải trắng

Là một loại rau củ phổ biến với vị ngọt tự nhiên do có chứa nhiều đường, củ cải trắng còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Hơn nữa, củ cải trắng còn được mệnh danh là “nhân sâm giá rẻ”. Củ cải trắng chứa nhiều chất xơ, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin B1, B2, và PP. Ngoài ra, ngọn và lá còn chứa nhiều vitamin A và C. Việc sử dụng củ cải trắng trong món ăn giúp giữ đủ nước cho cơ thể, phòng tránh thiếu máu, ngăn ngừa nhiễm virus và chữa viêm họng.


Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt !

Xem thêm các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe : Tại Đây !

Website: SixPluss.vn
thumbnail

Dấu hiệu chứng tỏ chế độ ăn của bạn có vấn đề

    Những cơn đau đầu, dấu hiệu cơ thể mệt mỏi thường xuyên, móng tay dễ gãy, nhợt nhạt, tóc rụng nhiều có thể là lời cảnh báo chế độ ăn của bạn cần được thay đổi, theo Eat This.

Bạn mệt mỏi thường xuyên

Chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu carbonhydrat, nhiều đường, tinh bột và chất béo động vật có thể khiến bạn mệt mỏi. Thử thay thế bằng những thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh có nguồn gốc động vật. Trứng, bơ, các loại hạt ngũ cốc là thức ăn vặt có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi kéo dài của bạn thay vì bánh ngọt hay cà phê. Nếu bạn đang theo chế độ ăn kiêng, ăn ít hơn bình thường thì cơ thể cũng dễ mệt.


Dấu hiệu chứng tỏ chế độ ăn của bạn có vấn đề - 1
Dấu hiệu chứng tỏ chế độ ăn của bạn có vấn đề - 1

Tóc và móng yếu

Chế độ ăn thiếu cân bằng, không đủ vitamin, khoáng chất khiến bộ móng, tóc bị ảnh hưởng. Móng tay yếu, dễ gãy và tóc rụng nhiều có thể là lời cảnh báo chế độ ăn cần được điều chỉnh.

Những cơn đau đầu

Khi bạn ăn không đầy đủ lượng carb hoặc thực phẩm nói chung sẽ gây trì trệ việc bơm máu lên não gây những cơn nhức đầu cục bộ. Do đó nếu đang theo chế độ ăn kiêng bạn nên chia thành bữa nhỏ, ăn thêm những thực phẩm tốt cho việc ăn kiêng như táo, lê, hạt điều…

Dấu hiệu chứng tỏ chế độ ăn của bạn có vấn đề - 2
Dấu hiệu chứng tỏ chế độ ăn của bạn có vấn đề - 2
 ==> Xem Thêm:
Bạn dễ bị ốm

Protein không chỉ giúp cơ bắp săn chắc mà còn đóng vai trò quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng đạm từ chế độ ăn, cơ thể dễ bị cảm lạnh và tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.


Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt !

Xem thêm các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe : Tại Đây !

Website: SixPluss.vn

thumbnail

6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

    Bơ, trứng, sữa chua, bông cải hay các loại củ như khoai lang, chuối mùi vị ngon lại nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho sự phát triển của trẻ, theo Health Plus.

Vậy những thực phẩm nào không thể thiếu cho trẻ ăn dặm, Hãy cùng SixPlus tìm hiểu 6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm nhé!


6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm
6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm


   Chúc bạn thành công với 6 thực phẩm không thể thiếu cho trẻ ăn dặm để bé luôn khỏe mạnh nhé!


Xem thêm các công thức làm món ăn Tại Đây !

Website: SixPluss.vn
thumbnail

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn phải lọc máu

      Dinh dưỡng đúng giúp làm chậm tiến triển của bệnh, duy trì các hoạt động sinh lý trong cơ thể, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người suy thận.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết, suy thận có thể gây ra các biến chứng như tăng huyết áp, suy tim, phù phổi, tai biến mạch máu não…, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Đối với một số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, giải pháp lý tưởng nhất là ghép thận mới để thay thế thận cũ đã hỏng hoàn toàn. Song vì nhiều lý do, chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có được may mắn đó. Số đông còn lại phải lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng trong suốt quãng đời còn lại để tiếp tục sống.

Bệnh nhân Trần Trung Hiếu (Phủ Lý, Hà Nam) cũng nằm trong số đông này. “Cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn kể từ khi phát hiện mình bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Sau thời gian suy sụp, tôi bắt đầu lấy lại tinh thần để kéo dài thời gian sống cho chính mình. Tôi bắt đầu đến bệnh viện để lọc máu, mỗi ngày uống thuốc đều và tập thể dục theo chỉ định của bác sĩ. Các bữa ăn đều phải kiêng đồ mặn, đồ có nhiều đường và kiêng nhiều loại thức ăn khác nữa”, anh Hiếu kể.

Theo bác sĩ Vi, ngoài việc chấp hành đúng chỉ định của bác sĩ, thì dinh dưỡng có vai trò sống còn đối với bệnh nhân suy thận mạn. Đó là một phần của quá trình điều trị, giúp bệnh nhân tránh biến chứng của bệnh, duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể, tăng cường sức khỏe dồng thời cũng nâng cao chất lượng cuộc sống.


Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn phải lọc máu - 1
Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn phải lọc máu - 1

Riêng người suy thận mạn có lọc máu ngoài thận, cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng dưới đây:

Nhu cầu dinh dưỡng

Đạm: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần 1,2g đạm, còn bệnh nhân lọc màng bụng cần 1,2-1,5g đạm trên một kg trọng lượng mỗi ngày. Khẩu phần đảm bảo 50% lượng đạm có nguồn gốc động vật, giàu acid amin thiết yếu.

Năng lượng: Khẩu phần ăn cần đáp ứng đủ năng lượng, ít nhất đạt 35-40kcal trên mỗi kg một ngày.

Ngoài ra, cần đủ vitamin và các yếu tố vi lượng; uống ít nước, hạn chế natri, kali, phosphat nhưng giàu canxi; lượng nước đưa vào kể cả ăn uống khoảng 300ml mỗi ngày. Tùy theo diễn biến của bệnh mà điều chỉnh nhu cầu ăn.

Thực phẩm cần tránh

Nhiều kali: Nho khô, chuối khô, thanh long, bơ, rau lá xanh đậm (ngót, đay, dền, muống…), nấm mèo, các loại đậu...

Giàu đường: Bánh mì trắng, khoai tây, bánh kẹo ngọt…

Nhiều photpho: Tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, thịt bò…

Nhiều muối: Muối, mắm, cá khô, tôm khô, mì ăn liền…

 ==> Xem Thêm:
Thực phẩm nên chọn

Nhiều đạm: thịt, cá, thịt gia cầm hay trứng. Lượng đạm phụ thuộc vào số lần lọc máu mỗi tuần.

Đồ nướng, hấp, ninh, hầm: Nên dùng thay cho các đồ chiên, rán.

Chất bột đường ít đạm: Gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, phở…

Chất đạm có giá trị sinh học cao: Thịt, cá, trứng và các loại sữa giảm đạm.

Chất béo: Dầu thực vật, dầu mè, dầu đậu nành, dầu ôliu hoặc mỡ cá.

Gia vị: Nêm ít muối

Sữa: Nên dùng sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân suy thận đã lọc máu, có thành phần phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của người bệnh, không ảnh hưởng đến hoạt động của thận.


Chúc bạn luôn có những bữa ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe!

Xem thêm các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe : Tại Đây !

Website: SixPluss.vn

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY